Thủ tục Hải quan xuất khẩu hàng nông sản

Đối với các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu, việc thực hiện thủ tục Hải quan xuất khẩu hàng nông sản như cà phê, tiêu, điều… là một phần không thể thiếu trong quá trình giao thương Quốc tế. Doanh nghiệp cần hiểu rõ từng bước của quy trình thực hiện để đảm bảo lô hàng được thông quan suôn sẻ.

Nhu cầu tiêu thụ nông sản Việt Nam trên thế giới

Nhu cầu tiêu thụ nông sản Việt Nam trên thế giới tiếp tục ghi nhận những tín hiệu tích cực với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 30 tỷ USD, tăng trưởng 6.3% so với năm 2023. Đà tăng trưởng này không chỉ khẳng định chất lượng nông sản Việt mà còn phản ánh những nỗ lực trong việc nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng yêu cầu khắt khe của các thị trường Quốc tế.

Bên cạnh đó, việc ký kết các Hiệp định Thương mại tự do với nhiều quốc gia và khu vực cũng mở ra những cơ hội mới cho nông sản Việt Nam. Đặc biệt, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Việt Nam-UAE (CEPA) tạo tiền đề thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản sang các thị trường Trung Đông, Tây Á và châu Phi, đồng thời mở rộng cơ hội vào thị trường thực phẩm toàn cầu. Đây là cơ hội lớn giúp Việt Nam gia tăng kim ngạch xuất khẩu và khẳng định vai trò trong ngành nông sản Quốc tế.

Tiềm năng và cơ hội xuất khẩu nông sản Việt Nam

Những kết quả trên chứng tỏ tiềm năng xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn rất lớn. Doanh nghiệp cần liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm, tuân thủ các quy định nghiêm ngặt từ thị trường Quốc tế, đồng thời tối ưu hóa quy trình Logistics nhằm chủ động khai thác tối đa cơ hội mở rộng thị trường này.

Thủ tục Hải quan xuất khẩu hàng nông sản

Thủ tục Hải quan xuất khẩu hàng nông sản đúng quy định

Xuất khẩu hàng nông sản yêu cầu sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của quốc gia nhập khẩu, để quá trình xuất khẩu diễn ra thuận lợi và hạn chế các rủi ro về pháp lý.

Bước 1: Xác định các yêu cầu nhập khẩu

Trước khi thực hiện thủ tục Hải quan xuất khẩu hàng nông sản, Doanh nghiệp cần nghiên cứu và hiểu rõ các yêu cầu nhập khẩu của quốc gia mục tiêu. Điều này bao gồm việc đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật và dư lượng hóa chất trong sản phẩm.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xuất khẩu

Khi đã xác định rõ yêu cầu của thị trường mục tiêu, Doanh nghiệp hãy chuẩn bị các giấy tờ cần thiết sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Giấy chứng nhận kiểm nghiệm nông sản.
  • Đăng ký mã vạch, mã số vùng trồng (Production Unit Code – PUC) và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS), Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate – HC) và các giấy phép khác tùy theo yêu cầu của quốc gia nhập khẩu.
Bước 3: Khai báo Hải quan

Quy trình khai báo thủ tục Hải quan xuất khẩu hàng nông sản được thực hiện trên hệ thống điện tử của Tổng cục Hải quan. Doanh nghiệp cần kiểm tra và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đầy đủ để khai báo chính xác. 

Sau khi hoàn tất, Hải quan sẽ kiểm tra thông tin hồ sơ so với tình trạng thực tế của lô hàng và tiến hành thông quan nếu không phát hiện sai sót. Ngược lại, nếu có vấn đề, lô hàng có thể bị tạm giữ để kiểm tra thêm hoặc Doanh nghiệp cần phải điều chỉnh lại tờ khai.

Bước 4: Vận chuyển hàng hóa

Khi lô hàng được thông quan, Doanh nghiệp có thể tiến hành vận chuyển hàng hóa đến quốc gia nhập khẩu bằng phương thức vận chuyển phù hợp, dựa trên yếu tố thời gian, chi phí và tính chất của sản phẩm.

  • Vận chuyển đường biển: phương thức phổ biến nhất và tối ưu chi phí cho các lô hàng lớn, nhưng cần thời gian dài.
  • Vận chuyển đường hàng không: phù hợp với các lô hàng nhỏ và yêu cầu giao hàng nhanh.
  • Vận chuyển đường bộ: dành cho các thị trường trong khu vực và các mặt hàng yêu cầu kiểm soát nhiệt độ đặc biệt.

Thủ tục Hải quan xuất khẩu hàng nông sản

Những lưu ý khi làm thủ tục Hải quan xuất khẩu hàng nông sản

  • Xác định chính xác mã HS: nhận diện đúng mã HS cho từng loại nông sản là cơ sở để tính toán đúng mức thuế xuất khẩu và đảm bảo quá trình thông quan diễn ra thuận lợi. Mã HS không chính xác có thể khiến Doanh nghiệp mất thời gian làm lại các thủ tục hoặc phát sinh chi phí không cần thiết.
  • Kiểm tra chất lượng sản phẩm: Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng nông sản đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm. Nhờ đó giảm thiểu rủi ro hàng hóa bị trả lại khi đến Cảng nhập khẩu.
  • Đảm đảo đóng gói đúng tiêu chuẩn: đóng gói kỹ lưỡng và đúng quy cách sẽ giúp bảo quản hàng hóa khỏi tình trạng dập nát và hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
  • Sử dụng dịch vụ Logistics chuyên nghiệp: Nếu Doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm trong xử lý thủ tục Hải quan xuất khẩu hàng nông sản thì việc hợp tác với một Đơn vị cung cấp dịch vụ Logistics chuyên nghiệp để được hỗ trợ xử lý các thủ tục thông quan nhanh chóng và hiệu quả là điều cần thiết.

Hiểu rằng thủ tục Hải quan xuất khẩu hàng nông sản có thể là một thách thức lớn đối với các Doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trong xuất khẩu hàng nông sản, VELA cung cấp giải pháp thủ tục Hải quan chuyên nghiệp, hỗ trợ Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và xử lý quy trình thủ tục nhanh chóng.

Thủ tục Hải quan xuất khẩu hàng nông sản là yếu tố then chốt để đảm bảo quá trình thông quan  được diễn ra thuận lợi. Doanh nghiệp cần thực hiện kỹ càng từ việc chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, khai báo Hải quan chính xác đến lựa chọn phương thức vận tải phù hợp. Việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định giúp Doanh nghiệp giảm thiểu mọi rủi ro phát sinh trong quá trình thông quan.