Nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc an toàn và hiệu quả

Nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam ngày càng phổ biến nhờ sự đa dạng về sản phẩm và giá thành cạnh tranh. Tuy nhiên, quy trình nhập khẩu và vận hành khá phức tạp, yêu cầu Doanh nghiệp nắm vững từng bước để tránh rủi ro về pháp lý, hàng hóa bị chậm trễ hoặc kém chất lượng.

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 11/2024, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 345.62 tỷ USD. Trong đó, Trung Quốc là nguồn cung lớn nhất, với kim ngạch lên đến 130.51 tỷ USD. Đây là mức nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc cao nhất từ trước đến nay, vượt qua con số 111 tỷ USD của năm 2023.

Với vai trò là thị trường nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam, Trung Quốc vừa là nguồn cung hàng hóa dồi dào, vừa mở ra nhiều cơ hội kinh doanh tiềm năng cho Doanh nghiệp. Việc nắm bắt thông tin kịp thời về xu hướng thị trường, chính sách thương mại và quy trình nhập khẩu là yếu tố cốt lõi giúp Doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, kinh doanh hiệu quả và giữ vững vị thế cạnh tranh.

Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc

Nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc cho phép Doanh nghiệp tiếp cận nguồn sản phẩm phong phú với mức giá hợp lý, từ đó đảm bảo nguồn cung ổn định cho hoạt động sản xuất và kinh doanh. Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc có thể kể đến như sau:

  • Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
  • Nguyên phụ liệu ngành dệt may, da giày
  • Điện thoại các loại và linh kiện
  • Sắt thép các loại
  • Phân bón các loại
  • Linh kiện và phụ tùng ô tô
  • Xăng dầu các loại

Nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Để quá trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, đồng thời tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật của cả hai nước, Doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau.

Bước 1: Tìm kiếm Nhà cung cấp

Trước khi tiến hành nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, Doanh nghiệp cần nghiên cứu Nhà cung cấp hàng hóa tại Trung Quốc dựa trên 2 yếu tố chính và độ uy tín của Doanh nghiệp và năng lực sản xuất.

  • Thông tin Doanh nghiệp: xác minh tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, email và người đại diện.
  • Năng lực sản xuất: đánh giá quy mô, khả năng sản xuất và các Chứng nhận chất lượng của Nhà cung cấp.
Bước 2: Đàm phán và ký kết hợp đồng

Sau khi chọn được Nhà cung cấp phù hợp, Doanh nghiệp tiến hành đàm phán các điều khoản trong hợp đồng thương mại, bao gồm:

  • Giá cả và phương thức thanh toán: thỏa thuận về giá trị đơn hàng, điều kiện thanh toán (trả trước, trả sau hoặc qua thư tín dụng).
  • Điều kiện giao hàng: xác định phương thức vận chuyển (đường biển, đường hàng không, đường bộ), thời gian giao hàng và địa điểm giao nhận.
  • Chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm: đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định pháp luật Việt Nam.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ

Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ và Chứng từ dưới đây để thực hiện thủ tục Hải quan nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc được dễ dàng.

  • Hợp đồng thương mại (Sales Contract): ghi rõ các điều khoản đã thỏa thuận giữa hai bên.
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): chi tiết về giá trị, số lượng và mô tả hàng hóa.
  • Phiếu đóng gói (Packing List): mô tả chi tiết về cách đóng gói, số lượng kiện hàng và trọng lượng.
  • Vận đơn (Bill of Lading): chứng từ vận chuyển xác nhận việc giao nhận hàng hóa.
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) (Nếu có): giúp hưởng ưu đãi thuế quan theo các hiệp định thương mại.
  • Giấy phép nhập khẩu: nếu mặt hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt, cần có giấy phép nhập khẩu từ Cơ quan chức năng.
Bước 4: Khai báo Hải quan và nộp thuế

Doanh nghiệp có thể khai báo Hải quan thông qua hệ thống VNACCS/VCIS. Ở bước này, cần điền đầy đủ thông tin về lô hàng như mã phân loại hàng hóa, Đơn vị khai báo Hải quan, mã phương thức vận chuyển, thông tin vận đơn… 

Sau khi khai báo trực tuyến, hàng hóa sẽ được phân luồng và Hải quan có thể yêu cầu cung cấp thêm chứng từ liên quan, do vậy Doanh nghiệp cần chuẩn bị thật kỹ. Cuối cùng, Doanh nghiệp tiến hành nộp thuế theo quy định hiện hành, bao gồm thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (VAT) và các loại thuế khác (nếu có).

Bước 5: Nhận hàng và vận chuyển về kho

Sau khi hoàn tất các bước trên, hàng hóa sẽ được thông quan và Doanh nghiệp có thể vận chuyển về kho hoặc Điểm phân phối. Công đoạn này bao gồm các hoạt động chi tiết dưới đây.

  • Nhận thông báo hàng đến: nhận thông báo từ Hãng tàu hoặc Công ty vận chuyển về việc hàng hóa đã đến Cảng.
  • Lấy lệnh giao hàng: liên hệ với Hãng tàu hoặc Công ty vận chuyển để nhận lệnh giao hàng, bao gồm giấy giới thiệu, vận đơn và thông báo hàng đến.
  • Thanh lý container: nếu hàng hóa được vận chuyển bằng container, cần thanh lý container rỗng tại Cảng sau khi nhận hàng.
  • Vận chuyển về kho: sắp xếp phương tiện vận chuyển (xe tải hoặc xe container) để đưa hàng về kho hoặc điểm phân phối.

Nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về thủ tục Hải quan, lựa chọn phương thức vận chuyển và quản lý giấy tờ liên quan. Thay vì tốn thời gian, nguồn lực và chi phí xử lý các thủ tục rườm rà này, hãy để VELA trở thành Đối tác đáng tin cậy, giúp Doanh nghiệp tối ưu quy trình nhập khẩu hiệu quả và toàn diện.

  • Giải pháp tích hợp: từ thủ tục Hải quan đến vận chuyển, mọi công đoạn đều được xử lý nhanh chóng và chuyên nghiệp, giảm thiểu rủi ro và gánh nặng tài chính.
  • Vận tải linh hoạt: dù hàng hóa nhỏ lẻ hay số lượng lớn, VELA luôn có phương án vận chuyển phù hợp, đảm bảo giao hàng nhanh chóng và an toàn.
  • Công nghệ vận hành thông minh: theo dõi và giám sát lộ trình vận đơn minh bạch trên một nền tảng Logistics số, giúp kiểm soát chặt chẽ quá trình vận chuyển.
  • Cam kết hiệu quả: chất lượng dịch vụ vượt trội, giao hàng đúng tiến độ, mang lại sự hài lòng tối đa cho Doanh nghiệp.

Nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc mang lại nhiều cơ hội kinh doanh, nhưng cũng đi kèm với không ít thách thức trong việc xử lý thủ tục Hải quan và lựa chọn phương thức vận chuyển. Để tối ưu hóa chi phí và đảm bảo nguồn hàng ổn định, Doanh nghiệp cần nắm vững quy trình thực hiện từ việc tìm kiếm Nhà cung cấp, đàm phán hợp đồng, chuẩn bị hồ sơ cho đến khai báo Hải quan và vận chuyển.