Đẩy mạnh xuất hàng sang Thái Lan

Xuất hàng sang Thái Lan mở ra cơ hội kinh doanh hấp dẫn cho Doanh nghiệp Việt Nam. Để tận dụng tiềm năng này, chúng ta cần nắm vững quy trình vận hành Logistics để đảm bảo hàng hóa được giao đến Khách hàng đúng thời hạn cam kết.

Thái Lan đang tăng cường nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam

Trong những năm gần đây, Thái Lan là quốc gia duy trì nhu cầu nhập khẩu lớn từ Việt Nam. Điều này được minh chứng rõ ràng qua kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan đạt 6.5 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2024 (số liệu cập nhật từ Tổng cục Hải quan), tăng 5.1% so với cùng kỳ năm 2023. Tín hiệu tích cực này cho thấy Việt Nam vẫn giữ vững vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa của Thái Lan, không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng.

Các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Thái Lan chủ yếu bao gồm: nông sản, thủy sản, máy móc thiết bị, và các sản phẩm điện tử. Trong đó, các sản phẩm nông sản như tôm, cà phê, xoài và sầu riêng ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của người tiêu dùng “xứ sở Chùa Vàng”.

Xuất hàng sang Thái

Doanh nghiệp cần làm gì để mở rộng xuất hàng sang Thái Lan?

Thái Lan là thị trường xuất khẩu tiềm năng, nhưng sự cạnh tranh hàng hóa trong khu vực ASEAN cũng rất khốc liệt. Để thu hút người tiêu dùng và Đối tác từ Thái Lan, Doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều này bao gồm tuân thủ các tiêu chuẩn Quốc tế và phát triển sản phẩm phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện nay như sản phẩm xanh, bền vững và hữu cơ.

Bên cạnh đó, việc tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại và triển lãm là cơ hội quan trọng giúp Doanh nghiệp Việt kết nối với các Đối tác và Khách hàng tiềm năng tại Thái Lan. Thông qua đó, Doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm, nắm bắt xu hướng tiêu dùng và hiểu rõ hơn về yêu cầu của thị trường này.

Ngoài ra, Doanh nghiệp cần nắm vững các thông tin về chính sách thương mại và quy định xuất hàng sang Thái Lan. Việc hợp tác chặt chẽ với các Cơ quan Chính phủ hay Hiệp hội xuất nhập khẩu Việt Nam giúp Doanh nghiệp hiểu rõ về những thay đổi trong điều kiện thương mại. Đồng thời nhận được sự hỗ trợ đối với các vướng mắc về xuất khẩu nông sản, thực phẩm và các mặt hàng tiêu dùng khác.

Hướng dẫn chi tiết quy trình xuất hàng sang Thái Lan

Việc xuất hàng sang Thái Lan đòi hỏi Doanh nghiệp nắm rõ thủ tục pháp lý và quy định Hải quan của cả hai quốc gia. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về quy trình xuất khẩu mà Doanh nghiệp cần biết.

Bước 1: Chuẩn bị hàng hóa và ký kết hợp đồng

Doanh nghiệp cần đảm bảo hàng hóa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về đóng gói và dán nhãn. Bên cạnh đó, việc ký kết hợp đồng mua bán với Đối tác Thái Lan cũng rất quan trọng, giúp làm rõ các điều khoản và trách nhiệm của mỗi bên.

Bước 2: Xin giấy phép xuất khẩu (nếu cần)

Nếu đây là lần đầu tiên Doanh nghiệp xuất hàng sang Thái Lan, việc xin giấy phép xuất khẩu là điều bắt buộc. Tuy nhiên, đối với các Doanh nghiệp đã từng xuất khẩu thì bước này có thể bỏ qua.

Bước 3: Lựa chọn phương tiện vận chuyển và ký hợp đồng

Tùy thuộc vào đặc điểm hàng hóa và yêu cầu của hợp đồng, Doanh nghiệp cần lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp, có thể là đường bộ, đường biển hoặc đường hàng không. Thêm vào đó, việc ký kết hợp đồng vận chuyển với Đơn vị uy tín sẽ đảm bảo an toàn và hiệu quả cho lô hàng.

Bước 4: Mua Bảo hiểm hàng hóa

Doanh nghiệp mua Bảo hiểm hàng hóa để giảm thiểu tối đa mọi rủi ro mất mát hoặc hư hỏng trong quá trình xuất hàng sang Thái Lan.

Bước 5: Thực hiện thủ tục Hải quan xuất khẩu

Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ Hải quan bao gồm:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh.
  • Hợp đồng mua bán.
  • Hóa đơn thương mại.
  • Phiếu đóng gói (Packing List).
  • Vận đơn (Bill of Lading) hoặc chứng từ vận chuyển khác.

Sau đó, tiếp tục thực hiện khai báo Hải quan xuất khẩu qua hệ thống VNACCS. Hệ thống sẽ xử lý và thông báo kết quả phân luồng cho lô hàng.

Bước 6: Thanh toán thuế và phí Hải quan

Doanh nghiệp thanh toán các loại thuế và phí Hải quan theo quy định hiện hành nếu lô hàng được phép thông quan.

Bước 7: Vận chuyển hàng hóa đến Thái Lan

Sau khi hoàn tất thủ tục Hải quan, hàng hóa sẽ được vận chuyển đến Thái Lan bằng phương tiện đã ký kết. Khi đó, Doanh nghiệp nên theo dõi sát sao quá trình vận chuyển để đảm bảo hàng hóa đến nơi an toàn và đúng lịch trình.

Bước 8: Thực hiện thủ tục nhập khẩu tại Thái Lan

Khi hàng đến nơi, Khách hàng hoặc Đối tác tại Thái Lan thực hiện thủ tục nhập khẩu, bao gồm khai báo Hải quan nhập khẩu và thanh toán các loại thuế theo quy định của Thái Lan.

Xuất hàng sang Thái

Để xuất hàng sang Thái Lan hiệu quả, việc hợp tác cùng Đối tác vận chuyển uy tín là yếu tố quan trọng. VELA tự hào là Đối tác Logistics chuyên nghiệp, cung cấp dịch vụ thủ tục Hải quan và vận chuyển hàng hóa sang Thái Lan với chi phí hợp lý.

VELA cam kết quá trình vận chuyển diễn ra đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng hàng hóa. Với công nghệ hiện đại, VELA giúp Doanh nghiệp theo dõi và giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình vận chuyển, mang lại sự minh bạch và hiệu quả tối đa.

Xuất hàng sang Thái Lan mang lại tiềm năng tăng trưởng doanh thu lớn cho Doanh nghiệp. Nếu muốn khai thác tối đa cơ hội này, Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thực hiện chính xác quy trình thủ tục Hải quan. Điều này đảm bảo thông quan suôn sẻ, giúp Doanh nghiệp củng cố vị thế cạnh tranh và mở rộng thị trường hiệu quả.